Ngoại giao Quốc_gia_Việt_Nam

Chiếu theo Điều II trong Hiệp ước Élysée thì Quốc gia Việt Nam có quyền trao đổi đại sứ với các nước khác nhưng Tổng thống Pháp, nhân danh Chủ tịch Liên hiệp Pháp có quyền phê chuẩn hay không chấp nhận, đồng thời "Việt Nam sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao phù hợp với chính sách của Liên hiệp Pháp". Tính đến đầu năm 1950 có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam,[32] trong số đó có Hoa Kỳ, Nam Hàn, Xiêm La, Ba Tư, Bỉ, Tân Tây Lan, Úc, Hy Lạp, Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ.[63]

Hoa KỳVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận Chính quyền Quốc gia Việt Nam ngày 7 tháng 2 năm 1950. Donald Heath được cử làm đại sứ Mỹ đầu tiên sang nhận nhiệm sở ở Sài Gòn.[64]

Trong quá trình tồn tại, trước sức ép từ Mỹ, Pháp phải nới rộng tính độc lập và tự trị của Quốc gia Việt Nam so với lúc mới thành lập. Tháng 9/1951, Quốc gia Việt Nam đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị San Francisco gồm phái đoàn của 51 nước để thảo luận về việc ký Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản[65]. Một dấu mốc ngoại giao của Quốc gia Việt Nam là việc cùng Pháp đổ quân tiếp quản hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa từ tay Đế quốc Nhật Bản.[32][65]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_gia_Việt_Nam http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/r... http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tong_tuy... http://www.danchimviet.com/archives/9788 http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=131612 http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-67554/ http://www.vietbao.com/print.asp?nid=67463 http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/1653/165301... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons...